Trở lại

Sự kiện

So sánh luật mẫu và luật việt nam về trọng tài Demo

Ngày 15 Tháng 04, 2024
Tác giả: Test
lượt xem: 77

Trước tiên khái quát về luật mẫu. Với mục đích nhằm thiết lập cơ sở pháp lý cho việc hài hòa hóa và phát triển pháp luật quốc gia, luật mẫu được thiết kế để hỗ trợ các quốc gia trong cải cách và hiện đại hóa pháp luật trong nước về thủ tục trọng tài cân nhắc đến các đặc điểm cụ thể và nhu cầu của trọng tài thương mại quốc tế. Một trong những thành công lớn của luật mẫu đó là tính hiệu quả. Luật mẫu không có tính chất như một điều ước quốc tế, không buộc các quốc gia phải tuân thủ tuyệt đối. Luật mẫu chỉ mang tính chất khuyến nghị và mềm dẻo, linh hoạt để các quốc gia vận dụng và chuyển hóa vào hệ thống pháp luật trong nước, đảm bảo tối đa sự hài hòa hóa pháp luật về trọng tài của các quốc gia trên thế giới.

Đối với pháp luật Việt Nam về trọng tài,

So sánh giữa luật mẫu và luật trọng tài thương mại 2010, có 3 điểm khác biệt chính có thể kể đến là về phạm vi áp dụng, thẩm quyền của tòa án và tiêu chuẩn của trọng tài viên.

PHẠM VI ÁP DỤNG

Theo quy định tại Điều 1, luật mẫu áp dụng cho việc xét xử bằng trọng tài trong thương mại quốc tế theo thỏa thuận giữa một nước thành viên với một hoặc nhiều nước khác và chỉ bao gồm các quy định điều chỉnh trực tiếp quá trình tố tụng trọng tài. Trong khi đó theo quy định của luật trong tài thương mại tại Điều 1, luật không quy định phạm vi điều chỉnh theo giới hạn quốc gia, đồng thời quy định cụ thể về “thẩm quyền của Trọng tài thương mại, các hình thức trọng tài, tổ chức trọng tài, Trọng tài viên; trình tự, thủ tục trọng tài; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong tố tụng trọng tài; thẩm quyền của Tòa án đối với hoạt động trọng tài, tổ chức và hoạt động của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam, thi hành phán quyết trọng tài.”

 

THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN

Theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 của luật mẫu, tòa án không được can thiệp vào quá trình trọng tài, trừ trường hợp hỗ trợ và giám sát. Tòa án phải từ chối thụ lý đơn khởi kiện của một bên đối với các tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc không thể thực hiện được. Và tại Điều 8.1 của Luật mẫu cũng có quy định tương tự như vậy. Trong khi đó, theo luật trọng tài thương mại, cụ thể tại Điều 7 quy định tòa án có thẩm quyền đối với một số vấn đề trong trọng tài. Luật không ngăn cản tòa can thiệp vào tố tụng.

 

TIÊU CHUẨN TRỌNG TÀI VIÊN

Theo quy định tại Điều 11 của luật mẫu, cụ thể tại khoản 5, luật cho phép các bên tự thỏa thuận. Cụ thể trong việc chỉ định trọng tài viên, sẽ phải tôn trọng đúng mực bất kỳ tiêu chuẩn nào được yêu cầu về trọng tài viên theo thỏa thuận của các bên và cân nhắc cần thiết để đảm bảo việc chỉ định trọng tài độc lập và khách quan. Trong khi đó, tại Điều 20 của luật trọng tài thương mại quy định khá cụ thể các tiêu chuẩn trọng tài viên. So với luật trọng tài thương mại, luật mẫu không đề ra tiêu chuẩn cụ thể nào cho trọng tài viên mà hoàn toàn tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên tranh chấp hoặc tiêu chuẩn của từng trung tâm trọng tài trong việc kết nạp trọng tài viên của họ. Tuy nhiên, cả luật mẫu và luật trọng tài thương mại đều không hạn chế đối với tiêu chuẩn quốc tịch của trọng tài viên.