XU HƯỚNG MỚI: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ADR

giai-quyet-tranh-chap

Phương thức giải quyết tranh chấp thay thế ngày càng được ưa chuộng cũng như sử dụng nhiều bởi các lợi ích cũng như sự tiện dụng mà nó mang lại có các bên tham gia tranh chấp thương mại. 

Khái quát về phương thức giải quyết tranh chấp bằng biện pháp thay thế

Phương thức giải quyết tranh chấp thay thế có tên tiếng Anh là Alternative Dispute Resolution (ADR). Được hiểu nôm na là bất kỳ phương pháp giải quyết thay thế cho kiện tụng tại Tòa án mà có thể giải quyết được tranh chấp. 

Quy định này nhằm thể hiện sự thiện chí của các bên khi có tranh chấp xảy ra. Tuy nhiên, thực tế trong quá trình giải quyết tranh chấp, các bên tham gia khó có thể tự giải quyết với nhau một cách thuận lợi do các bên không xem xét vấn đề một cách khách quan. Do đó, cần có một bên thứ ba độc lập và giải quyết vấn đề đó một cách khách quan, công bằng. Đó chính là ADR.

giai-quyet-tranh-chap

Các hình thức chính của phương thức

Về phương thức hòa giải, là một phương thức không bắt buộc, tùy thuộc vào các bên có tranh chấp lựa chọn vì đây là một hình thức không bắt buộc.

Khi dùng hình thức này để giải quyết tranh chấp thương mại, hoà giải viên có nhiệm vụ giúp các bên tham gia tranh chấp đạt được một thỏa thuận, chấm dứt xung đột cũng như tranh chấp một cách ổn thỏa, đảm bảo được lợi ích cũng như sự thuận tình của hai bên.

Tại nước ta, theo quy định pháp luật, phương thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải có thể chia ra làm hai loại:

  Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, hoà giải bắt buộc theo tố tụng của Tòa án;

  Căn cứ theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2020 và Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ban hành ngày 24 tháng 02 năm 2017 về hoà giải thương mại thì còn có thể hoà giải theo thoả thuận của các bên.

Về phương thức trọng tài, là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và phải tuân theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010.

giai-quyet-tranh-chap

Cần lưu ý rằng thỏa thuận trọng tài có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xác lập thẩm quyền của hội đồng trọng tài. Điều đó cũng thể hiện các bên có quyền tự do thỏa thuận với trọng tài để đảm bảo tính khách quan, công bằng cũng như lựa chọn những người có chuyên môn phù hợp, có thể tin tưởng được.

Trọng tài có chức năng xét xử, quyết định của trọng tài được coi như một bản án yêu cầu các bên bắt buộc phải thực hiện theo. Đặc điểm này giống với thẩm phán, cả hai đều sẽ phân định về trách nhiệm của mỗi bên đối với vấn đề tranh chấp đó chứ không đưa ra cách giải quyết nhanh chóng.

Có hai hình thức trọng tài cơ bản đang phổ biến tại Việt Nam:

  Trọng tài vụ việc;

  Trọng tài thường trực (hay còn gọi là trọng tài quy chế).

Trên đây là một số thông tin cơ bản mà VIArb cung cấp tới các bạn, để hiểu rõ hơn cũng như được tư vấn kỹ hãy liên hệ với VIArb, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ các bạn khi cần thiết với đội ngũ các trọng tài viên Việt Nam và quốc tế có kiến thức thực tiễn sâu sắc và kinh nghiệm cao.

Liên hệ với chúng tôi qua https://viarb hoặc qua số điện thoại +84-28-38232648.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *