Thay vì lựa chọn các đơn vị Tòa án truyền thống, hiện nay khi giải quyết các vụ việc tranh chấp hợp đồng nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn trọng tài thương mại. Vậy các trình tự thủ tục và các lưu ý mà VIAC đã đưa ra là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn làm rõ vấn đề trên
Được lấy từ chuyên đề 12 một số lưu ý khi giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng trọng tài thương mại vào ngày 18 tháng 3 năm 2020 tại kênh Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam. Chương trình Hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2015-2020 do Bộ Tư pháp chủ trì. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem ThS. Phan Trọng Đạt Phó Tổng thư ký Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC); Phó Giám đốc thường trực Trung tâm hòa giải Việt Nam (VMC) đã đưa ra nhé
Trọng tài thương mại:
Khái niệm
Đây là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của pháp luật về trọng tài thương mại
- Để giải quyết các tranh chấp bằng hợp đồng thương mại, các bên cần phải có thỏa thuận rõ ràng có thể được lập trước và sau khi xảy ra tranh chấp
Ưu điểm của phương thức trọng tài thương mại mà VIAC đề xuất
- Đây là một phương thức rất phù hợp về thời gian chi phí và cả sự thoải mái.
- Được lựa chọn những trọng tài viên ưu tú của viện trọng tài quốc tế Việt Nam, được lựa chọn về thời gian, địa điểm.
- Việc giải quyết diễn ra nhanh chóng, bí mật và hiệu quả
- Với thời gian nhanh, tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp
Thời gian giải quyết bằng tranh chấp trọng tài thương mại tại trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam là trên 5 tháng ta sẽ nhận được phán quyết trọng tài.
>> Những tiềm năng và hạn chế trong việc giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thời đại Covid 19 |
Một số lưu ý khi giải quyết tranh chấp hợp đồng
1. Cần có thỏa thuận (điều khoản) trọng tài tốt
Điều khoản: Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) theo quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này.
2. Trước khi khởi kiện cần cân nhắc các yếu tố để đưa ra quyết định phù hợp
Ví dụ: Hãy thử đặt các câu hỏi liệu tiếp tục thương lượng hòa giải có tốt hơn việc khởi kiện không?
Thời hiệu khởi kiện và điều kiện khởi kiện như thế nào?
Khả năng thi hành phán quyết trọng tài ra sao?
Như vậy, trước khi nộp đơn khởi kiện cần nắm được các quy trình một cách tổng quan
>> SIAC là gì? Những điều có thể bạn chưa biết về SIAC: Talkshow 25/5 Thực Tiễn Trọng Tài Thương Mại SIAC Dưới Góc Nhìn Việt Nam |
3. Hiểu rõ quy trình tố tụng trọng tài
- Đầu tiên bạn phải nguyên đơn nộp đơn khởi kiện
- VIAC hướng dẫn thủ tục thụ lý thông báo
- Bị đơn nộp bản tự bảo vệ, đơn kiện lại (nếu có)
- Thành lập HĐTT
- HĐTT nghiên cứu vụ việc
- Phiên bản họp giải quyết vụ tranh chấp
- Công bố phán quyết trọng tài
4. Lưu ý đối với nguyên đơn khi tham gia khởi kiện
Trong đơn khởi kiện phải nêu đầy đủ các nội dung đã quy định, đảm bảo đủ số đơn khởi kiện cùng các tài liệu liên quan. Kèm theo đơn khởi kiện nguyên đơn phải nộp thêm thỏa thuận trọng tài.
Trong đơn khởi kiện nguyên đơn phải chọn trọng tài viên hoặc yêu cầu trung tâm trọng tài chỉ định trọng tài viên. Việc lựa chọn trọng tài viên phải phù hợp với chuyên môn, có kinh nghiệm và uy tín
5. Lưu ý với bị đơn khi tham gia khởi kiện
Bị đơn có thể đưa ra quan điểm phản đối về thỏa thuận trọng tài, nếu không bị đơn sẽ mất quyền phản đối.
Bị đơn có quyền khởi kiện lại nguyên đơn
Đơn khởi kiện được khởi kiện bởi chính Hội đồng trọng tài giải quyết đơn khởi kiện của nguyên đơn
6. Phiên họp giải quyết vụ tranh chấp
Các bên có quyền mời người làm chứng người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Các luật sư khi tham gia phiên họp cần tuân theo quy trình tố tụng và họi đồng trọng tài điều phối.
7.Sau khi nhận phán quyết trọng tài
Bạn có thể yêu cầu HĐTT sửa chữa, giải thích phán quyết trọng tài, lập phán quyết trọng tài bổ sung. Bạn cũng có thể yêu cầu hủy phán quyết.
—
Như vậy, trên đây là một số lưu ý khi giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng trọng tài thương mại mà VIAC đã đưa ra. Hy vọng với những lưu ý này trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam sẽ giải quyết các tranh chấp thương mại một cách công bằng, đúng đắn và phù hợp nhất. Mong rằng bài viết này sẽ đem đến cho các bạn các thông tin hữu ích.
Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=cj0Ni7edjh4&t=47s