Theo quy tắc thỏa thuận trọng tài do Liên hợp quốc ban hành, các phán quyết sẽ không được công khai nếu các bên không nhất trí.
Xu hướng giải quyết trang chấp với trọng tài
Khi có các tranh chấp pháp lý xảy ra, nhiều đơn vị, cá nhân thường sẽ chọn khởi kiện ra tòa án. Đây cũng được coi quen thuộc và nhiều người biết tới.
Tuy nhiên, trước những viễn cảnh như vụ việc bị tồn đọng, chi phí kiện tụng tại tòa cao, thời gian xét xử kéo dài vì có thể phải trải qua nhiều lần phúc thẩm… nhiều bên đã lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài.
Trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, cả hai bên sẽ phải tự nguyện đồng ý thực thi phương pháp này. Trong đó, các bên sẽ được yêu cầu ký kết thỏa thuận trước khi tranh chấp xảy ra (ví dụ, thông qua các hợp đồng thương mại trước đó, các công ước quốc tế giữa các nước sở tại của những bên liên quan). Thỏa thuận này cũng sẽ được duy trì trong thời gian sau này.
Vì sao trong giải quyết tranh chấp với trọng tài, các phán quyết sẽ được giữ bí mật?
Mỗi một trung tâm trọng tài đều sẽ có những bộ quy tắc riêng trong việc hỗ trợ các bên giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, về cơ bản, các nguyên tắt giải quyết sẽ được dựa trên Quy tắc về trọng tài của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế (UNCITRAL). Đây là bộ quy tắc xử lý toàn diện, được ứng dụng rộng rãi trong quá trình giải quyết tranh chấp quốc tế.
Trong đó có quy định về yêu cầu bảo mật trong giải quyết tranh chấp. Cụ thể, tính bảo mật là yếu tố được nhấn mạnh trong tố tụng trọng tài và cũng là một trong những lý do hàng đầu mà các bên tranh chấp lựa chọn triển khai phương thức này.
Tại khoản 4, điều 4 Luật Trọng tài thương mại 2010 của Việt Nam có quy định về những nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là “tiến hành không công khai, trừ khi các bên có thỏa thuận khác”.
Hoặc điều 34 của Bộ quy tắc trọng tài của UNCITRAL phiên bản 2010 hoặc 2013 đã quy định: “Phán quyết của trọng tài chỉ được công khai nếu có sự nhất trí của các bên tham gia”.
Do đó, khi giải quyết các tranh chấp, tố tụng trọng tài sẽ không được tổ chức công khai giống như hình thức tố tụng tòa án. Các bản ghi chép toàn bộ diễn biến phiên làm việc sẽ không được xem là tài liệu công khai , do đó, các bên tham gia sẽ được bảo đảm bí mật, điều này đem lại nhiều lợi ích to lớn cho các đơn vị hay cá nhân, đặc biệt là trong các tranh chấp liên quan bí mật kinh doanh.
Đọc thêm: NHỮNG ĐIỀU KIỆN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRỌNG TÀI CẦN LƯU Ý
“Tôi muốn giải quyết tranh chấp thông qua hình thức trọng tài, phải làm thế nào?”
Có nhiều trung tâm trọng tài trên khắp thế giới, ví dụ: Trung tâm Giải quyết Tranh chấp Quốc tế (ICSID), Tòa án Trọng tài Quốc tế của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) và Trung tâm Quốc tế về Giải quyết tranh chấp (ICDR).
Tuy nhiên, nếu bạn là một cá nhân hoặc đơn vị đang sinh sống tại Việt Nam hoặc đang kinh doanh nhưng xảy ra tranh chấp ở Việt Nam, hãy cân nhắc lựa chọn tư vấn và tham khảo bởi Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam – VIArb. Đây là đơn vị có nhiều kinh thực tiễn khi được tiếp cận với thông lệ cũng như thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế.
Để được trao đổi thêm, bạn hãy liên hệ với các Luật sư của chúng tôi qua số hotline: +84-28-38232648