TRỌNG TÀI BLOCKCHAIN – TƯƠNG LAI CỦA CÁC CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP? (PHẦN 2)

trong-tai-blockchain

Những tồn tại và thách thức về trọng tài blockchain

Có thể thấy, trọng tài blockchain đã phá bỏ đi một số nguyên tắc theo cách truyền thống. Ví dụ, với trọng tài trực tuyến, việc gửi bằng chứng đã được mã hoá và không yêu cầu trình bày bằng miệng, vốn là một nguyên tắc không thể thiếu trong thủ tục trọng tài. Phương pháp giải quyết tranh chấp hiện đại hoá này đã bỏ qua các nguyên tắc được quy định tại các văn bản pháp luật và phá vỡ một phần không thể thiếu trong cơ chế xét xử. Bất kể tranh chấp vụ án có là gì, tất cả các bên tham gia đều phải xét xử công bằng, điều này chỉ có thể xảy ra nếu các quy định được tuân thủ. Thêm vào đó, chức năng của blockchain rất nghiêm ngặt, loại bỏ sự có mặt của bên thứ ba do vậy khả năng của bên thứ ba về thu nhận bằng chứng cũng bị loại bỏ.

trong-tai-blockchain

Một nguyên tắc quan trọng của trọng tài chính là tính bảo mật. Dù tính năng bảo vệ của blockchain rất cao, tuy nhiên khi bên thứ ba tham gia độc lập với tư cách là người đưa ra những bằng chứng, lời nói đáng tin nhằm giải quyết tranh chấp, việc bảo mật dữ liệu được coi là một mối quan tâm lớn.

Cuối cùng, công nghệ luôn có hai mặt, khi nó có lợi ích thì cũng sẽ có những sai sót và rủi ro nhất định. Cho dù các lập trình viên đã lập trình mã hoàn hảo như thế nào thì có thể thấy vẫn có có một lỗi nhỏ nào đó phá vỡ có thể là cả nền tảng đó.

Khó khăn trong việc thực thi các quyết định

Theo công ước New York về Thi hành Phán quyết Trọng tài Nước ngoài năm 1958 (gọi là “công ước”) được coi là bộ luật nổi bật nhất về việc thực thi phán quyết trọng tài quốc tế với 166 quốc gia ký kết Công ước. Theo Điều II của Công ước, một thoả thuận của trọng tài cần được viết thành văn bản và cần có chữ ký của các bên tham gia. Tuy nhiên điều này lại hầu như không có trong một trọng tài blockchain, không có phạm vi cho các thỏa thuận hoặc chữ ký bằng văn bản. Theo UNCITRAL Model Law, năm 2006 tại Điều 7 có quy định cho phép liên lạc điện tử trong các thoả thuận trọng tài bao gồm email và thư từ điện tín để làm bằng chứng cho các thoả thuận. Mặc dù UN General Assembly (Đại hội đồng Liên hợp quốc) khi giải thích về Điều II của Công ước đã tuyên bố việc sử dụng điện tín hoặc telefax không được coi là điện tín và có thể bao gồm cả liên lạc điện tử. UNCITRAL khuyến nghị đưa các quy định của Điều 7 vào điều II của Công ước tuy nhiên đến nay vẫn chưa được chấp nhận. Do đó, tuỳ vào các toà án có thể quyết định xem có áp dụng các khuyến nghị của UNCITRAL hay không tuỳ vào từng trường hợp cụ thể.

trong-tai-blockchain

Con đường còn ở phía trước

Các cơ chế Giải quyết Tranh chấp Thay thế (ADR) được đưa ra nhằm nâng cao tính công bằng, trong đó trọng tài là hình thức ADR được lựa chọn nhiều nhất. Những năm gần đây, trọng tài được coi là phương pháp hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, một số trang web mã nguồn được mở ra phổ biến và đưa vào thực tiễn thì đã được ưa chuộng hơn nhiều. Trọng tài có lợi thế bởi khả năng thích ứng cũng như biến đổi so với tranh tụng tòa án truyền thống cứng nhắc. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, tại EU có những quy định khác nhau và chưa bao quát được các vấn đề phát sinh từ trọng tài. Cơ sở của việc hình thành hợp đồng cần phải bao gồm các ‘mã’ mục đích của nó như một hình thức thay thế cùng với các thỏa thuận bằng văn bản và bằng miệng.

Tương tự, để đảm bảo cho các thoả thuận trọng tài phù hợp với các khuyến nghị của UNCITRAL 2006, Công ước cần có tính linh hoạt hơn. Các vấn đề về quyền riêng tư dữ liệu có thể được xử lý bằng cách sử dụng một máy chủ blockchain riêng tư, được cấp phép, trong đó các giao dịch nằm trong một vòng tròn khép kín và không thể bị người ngoài truy cập. Nói chung, công nghệ chỉ nên được sử dụng như một cơ chế để hỗ trợ.

Như vậy, qua hai phần về bài viết Trọng tài Blockchain, VIArb hy vọng mang lại cho các bạn những nội dung cũng như thông tin hữu ích. Để biết thêm thông tin chi tiết hay cần được tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi qua website hoặc hotline +84-28-38232648.

Tài liệu tham khảo

  1. http://cilj.co.uk/2020/12/16/blockchain-arbitration-the-future-of-dispute-resolution-mechanisms/#:~:text=Blockchain%20arbitration,%20with%20the%20help,and%20%E2%80%9Coff-chain%E2%80%9D

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *