Việc đầu tư nước ngoài vào Việt Nam rất được chú trọng và khuyến khích vì nó không chỉ ảnh hưởng tích cực lên nền kinh tế quốc gia mà còn đưa đất nước phát triển hơn. Vậy thủ tục để đăng ký đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hiện nay quy định như thế nào? Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin về quy trình và cách thức để có thể đầu tư nguồn vốn FDI một cách hợp lý và phù hợp nhất.
Bài viết trên giới thiệu các thông tin cơ bản nhất về thủ tục, quy trình về thành lập FDI và những nội dung khác liên quan đến đầu tư nước ngoài.
Đặc điểm về việc cấp giấy chứng nhận đầu tư quốc tế tại Việt Nam
– Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải phù hợp với nguyên tắc đầu tư quốc tế theo quy định của Luật đầu tư 2014.
– Quá trình chứng nhận này đòi hỏi phải đánh giá liệu một khoản đầu tư được đề xuất có được Việt Nam quan tâm hay không, ngay cả khi nó đủ đáp ứng các thông số về lĩnh vực, quy mô và mức độ sở hữu nước ngoài được phép.
Về mặt này, chế độ chứng nhận của Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng của cách tiếp cận nền kinh tế kế hoạch hơn là theo thông lệ phổ biến trong nền kinh tế thị trường.
– Hiện có ba mức độ yêu cầu chứng nhận đầu tư phụ thuộc vào ba tiêu chí chính:
+ Theo quốc tịch của nhà đầu tư (trong nước hoặc nước ngoài);
+ Theo quy mô đầu tư;
+ Theo lĩnh vực (có điều kiện hoặc không có điều kiện).
Vấn đề về Luật áp dụng trong Trọng tài thương mại |
Điểm mới trong thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
– Điểm mới của Luật Đầu tư 2005 là thẩm quyền ban hành.
– Thủ tục để được cấp giấy chứng nhận đầu tư rất phức tạp và có thể liên quan đến một số cơ quan ở các cấp của Chính phủ
– Giấy chứng nhận đầu tư đã được phân cấp cho cấp tỉnh.
Giấy chứng nhận đầu tư hiện do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ban quản lý khu cấp nếu việc đầu tư nằm trong khu vực đó.
Do đó, đối tượng ban đầu sẽ trực tiếp làm thủ tục với nhà đầu tư nước ngoài để được cấp giấy chứng nhận đầu tư là Ủy ban nhân dân hoặc Ủy ban quản lý.
>> Lợi thế và Thách thức của Việt Nam trong thương mại quốc tế |
BẢNG: YÊU CẦU CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ

Bài viết trên đã giới thiệu các thông tin cơ bản nhất về FDI cùng những khía cạnh khác liên quan về hình thức này như các tiêu chí để được cấp giấy chứng nhận đầu tư quốc tế. Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vừa là thách thức nhưng cũng là động lực giúp doanh nghiệp trong nước phát triển và cải tiến chất lượng sản phẩm. Đồng thời tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm từ các doanh nghiệp nước ngoài. Những thông tin tiếp theo và chi tiết hơn về loại hình này sẽ được chúng tôi cập nhật sớm nhất.
Nguồn: Sách Đánh giá chính sách đầu tư Việt Nam ( Investment policy review Vietnam) của Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và phát triển, trích trang 36-37.
Pingback: Thực trạng tranh chấp thương mại quốc tế ở Việt Nam - Viện Trọng Tài Quốc Tế Việt Nam
Pingback: KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - Viện Trọng Tài Quốc Tế Việt Nam