Trong giải quyết các tranh chấp, các trọng tài quốc tế đóng vai trò hòa giải giữa các bên nhằm tránh đưa mâu thuẫn trở thành xung đột leo thang. Cùng với đó là các quy tắc trọng tài buộc phải tuân thủ nhằm đảm bảo phán quyết đưa ra cuối cùng là minh bạch.
Quy tắc trọng tài số 1: Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận giữa các bên
Đây là nguyên tắc thể hiện môi trường bình đẳng trong giải quyết tranh chấp, khi có trọng tài viên sẽ tôn trọng các bên tranh chấp về phạm vi thỏa thuận và quyền, nghĩa vụ của mỗi bên.
Ngoài ra, việc đề cao thỏa thuận của các bên là mục tiêu hàng đầu trong giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp để tìm ra phương án giải quyết tốt ưu trong việc đảm bảo lợi ích của các bên. Tuy nhiên, sự thỏa thuận của các bên cần tuân thủ điều khoản pháp luật hay không đi ngược đạo đức xã hội thì mới được chấp nhận.
Quy tắc trọng tài số 2: Trọng tài viên cần phải độc lập, khách quan và tuân theo quy định của pháp luật
Trong giải quyết các tranh chấp, phán quyết cuối cùng của trọng tài có thẩm quyền vô cùng lớn khi nó có hiệu lực bắt buộc, mà các bên tranh chấp buộc phải tuân thủ. Ngoài ra, các phán quyết đó cũng không thể bị kháng cáo trước toà án có thẩm quyền hay một cơ quan trọng tài khác.
Bởi lẽ đó, người trọng tài cần đưa ra những quyết định khách quan, công tâm như một vị thẩm phán. Ngoài ra, quy tắc trọng tài yêu cầu người trọng tài phải có vai trò độc lập với các bên tranh chấp, không được có liên can với bất kỳ lợi ích nào khác trong khi giải quyết tranh chấp.
Việc tuân thủ điều này giúp các quyết định cuối cùng có sự công bằng và ổn thỏa nhất đối với các bên tham gia.
Quy tắc trọng tài số 3: Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
Môi trường giải quyết các tranh chấp luôn đảm bảo sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ đối với các bên tham gia tranh chấp. Điều này đảm bảo sẽ không có sự thiên vị hoặc nghiêng về một bên nào của trọng tài quốc tế.
Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để các bên tranh chấp được bảo đảm các quyền và nghĩa vụ của mình cũng như đảm bảo sự công bằng như tại Tòa án.
Quy tắc trọng tài số 4: Giải quyết tranh chấp được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Điểm khác biệt nổi bật giữa giải quyết tranh chấp với trọng tài thay vì tòa án đó là việc tiến hành không công khai, cũng có nghĩa nâng cao việc đảm bảo sự riêng tư cho các bên tranh chấp.
Đối với hình thức tòa ản, việc đưa ra những chứng cứ thu thập được để mang ra xét xử có thể là bí mật kinh doanh của các bên liên quan, điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh doanh nghiệp cũng như hoạt động kinh doanh các bên. Do đó, việc giải quyết không công khai là vô cùng cần thiết trong các tranh chấp thương mại.
Quy tắc trọng tài số 5: Đối với phán quyết trọng tài, các bên tranh chấp không thể kháng cáo
Phán quyết của trọng tài là chung thẩm, đây cũng là đặc trưng nhất của phương thức giải quyết tranh chấp với trọng tài, khi các bên tranh chấp không thể kháng cáo xét xử lại bởi bất kỳ một trọng tài hay một Tòa án nào khác. Nguyên tắc này khiến cho việc giải quyết tranh chấp nhanh gọn hơn, tiết kiệm thời gian và công sức cho các bên tranh chấp tham gia.
Trên đây là 5 nguyên tắc cơ bản nhất trong giải quyết tranh chấp với trọng tài quốc tế. Việc tuân thủ các yêu cầu trên nhằm đảm bảo công tác giải quyết được nhanh gọn, tiết kiệm thời gian mà vẫn đảm bảo được lợi ích của các bên như giải quyết tranh chấp tại Tòa án.
Pingback: NHỮNG ĐIỀU KIỆN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRỌNG TÀI CẦN LƯU Ý - Viện Trọng Tài Quốc Tế Việt Nam