Một trong những nguyên nhân để phương thức ADR trở thành giải pháp ưu tiên nhất đối với các tranh chấp phát sinh là nhờ quá trình giải quyết tranh chấp của phương thức này. Vậy quá trình giải quyết của phương thức ADR được diễn ra như thế nào? VIArb sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Bước 1: Các bên đồng thuận về phương thức ADR
Khi có vấn đề tranh chấp phát sinh, các bên tranh chấp cùng với bên ADR sẽ xem xét bản chất của xung đột, mối quan hệ giữa các bên và tình trạng có thể phát sinh trong bất kỳ cuộc đàm phán nào có thể diễn ra. Sau khi đã xem xét đánh giá về vấn đề tranh chấp, các bên cần đưa ra quyết định đồng thuận về sử dụng phương thức ADR là cách giải quyết tốt nhất.
Bước 2: Trước cuộc họp ADR
Trước khi bắt đầu giải quyết tranh chấp, các bên phải lên kế hoạch cho cuộc họp ADR. Kế hoạch này bao gồm các vấn đề liên quan đến việc xác định bản chất mức độ của tranh chấp, từ đó vạch ra kế hoạch cho quy tắc và quá trình giải quyết tranh chấp.
Tại bước này, nội dung các bên sẽ phải thảo luận gồm: Các vấn đề chính trong tranh chấp, Thông tin tài liệu liên quan đến tranh chấp, Lịch trình cuộc họp, Đại diện tham gia cuộc họp, Chi phi cho quá trình ADR, Quy trình các bước tiếp theo,…
Bước này là rất cần thiết, nó giúp các bên quyết định được hình thức giải quyết nào trong ADR là hiệu quả nhất. Thảo luận trước các vấn đề trên giúp cuộc họp ADR diễn ra thuận lợi và mang lại nhiều cơ hội tốt hơn để giải quyết tranh chấp.
Sau khi đã thống nhất các nội dung thảo luận, các bên cùng quyết định tiến hành phương thức ADR. Để đảm bảo tính pháp lý thi hành phương thức này, yêu cầu các bên ký thỏa thuận áp dụng phương thức ADR gồm thỏa thuận hòa giải hoặc thỏa thuận trọng tài.
Bước 3: Tiến hành phiên ADR
Các bên bắt đầu tuân theo quy trình giải quyết tranh chấp đã được thỏa thuận và quy định trong thỏa thuận ở các bước trên.
Tại phiên họp, bên ADR sẽ đi sâu phân tích vấn đề tranh chấp với các bên. Các bên tranh chấp cũng phải chia sẻ các thông tin tranh chấp liên quan. Đồng thời, đưa ra quan điểm và mong muốn phương hướng giải quyết tranh chấp mà các bên muốn đạt được. Bằng cách này, các bên có thể hiểu đầy đủ về mục tiêu và lợi ích của nhau, ADR cũng có thể tìm ra được giải pháp hợp lý cho các bên.
Bước 4: Kết quả của phiên ADR
Sau khi thảo luận tại cuộc họp ADR, ADR sẽ đưa ra một giải pháp hoặc phán quyết cho vấn đề tranh chấp. Nếu các bên đồng thống nhất với giải pháp hoặc phán quyết đó của ADR thì các bên được yêu cầu ký xác nhận thỏa thuận về giải pháp và đồng ý giải quyết tranh chấp bằng ADR thành công. Nếu các bên không đồng ý với phương án giải quyết đó, ADR có thể đưa ra thêm các giải pháp khác. Tại đây, nếu các bên vẫn chưa thống nhất được phương án giải quyết thì phiên ADR coi như không thành công và kết thúc phiên họp.
Qua các bước tiền hành giải quyết trên, có thể thấy phương thức ADR không chỉ nhanh gọn, hiệu quả mà nó còn có tính bảo mật cao. Nhanh gọn, hiệu quả ở chỗ không có quá nhiều thủ tục pháp lý phức tạp, cũng không có quá nhiều chủ thể tác động vào pháp quyết tranh chấp. Đồng thời, mọi phán quyết đều nhằm tôn trọng thỏa thuận và lợi ích của các bên tranh chấp. Bảo mật ở chỗ phương thức này đề cao nguyên tắc bí mật thông tin, tất cả quá trình giải quyết tranh chấp đều được giải quyết riêng tư chỉ có sự tham gia giữa các bên tranh chấp và bên ADR. Với những ưu điểm trong thủ tục giải quyết trên, thì phương thức ADR xứng đáng là giải pháp hiệu quả nhất đối với các tranh chấp phát sinh.