Những tiềm năng và hạn chế trong việc giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thời đại Covid 19 

Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

Luật sư: Nguyễn Trung Nam

Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), Phó Giám đốc Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) thuộc VIAC, Luật sư sáng lập EPLegal

Nhận định về vấn đề này, trong buổi tọa đàm giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế trực tuyến, luật sư Nguyễn Trung Nam kiêm Phó Giám đốc Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) thuộc VIAC cho biết: Trong thời đại dịch covid 19 bùng phát trên khắp thế giới, yêu cầu giãn cách xã hội, phong tỏa các cửa khẩu để giảm bớt sự ảnh hưởng đến kinh tế xã hội.

Những tiềm năng và hạn chế trong việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế trực tuyến trong thời đại Covid 19 mà trung tâm trọng tài quốc tế đã đưa ra trên nền tảng ứng dụng ODR. 

 

Bối cảnh

Trong bối cảnh đó, giải quyết tranh chấp thương mại, hòa giải thương mại cũng không nằm ngoài sức ảnh hưởng nói trên. Do đó, theo ông Nam, việc ứng dụng công nghệ vào một phần hoặc toàn bộ quy trình giải quyết tranh chấp được đánh giá là hướng đi tối ưu và là xu hướng phù hợp. 

 

Nền tảng trực tuyến ODR

Dù giải quyết tranh chấp trên nền tảng trực tuyến ODR VIAC đã giải quyết hàng nghìn vụ tranh chấp liên quan đến tất cả lĩnh vực thương mại như mua bán hàng hóa, vận tải, bảo hiểm, xây dựng, tài chính, ngân hàng, đầu tư … với các bên tranh chấp đến từ 60 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. VIAC không ngừng lớn mạnh, phát triển, đem lại niềm tin và là chỗ dựa về công lý của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước.

 

Cụ thể,  Online Dispute Resolution– ODR là nền tảng giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế trực tuyến được vận hành độc lập bởi VMC với quy trình hòa giải truyền thống được đưa lên môi trường trực tuyến, được tự động hóa tối đa các bước với các thời hạn quy định được rút ngắn, mang lại hiệu quả về thời gian và chi phí cho các bên tranh chấp.

Tìm hiểu thêm Trọng tài viên VIAC Ngô Khắc Lễ tường thuật vụ tranh chấp về giám định hàng hóa trong hợp đồng bảo hiểm

Tiềm năng mà ODR mang lại 

Trên nền tảng hòa giải trực tuyến phần mềm ODR đã đem đến những tiềm năng và thuận lợi rất lớn. Không những giúp cải thiện đáng kể trải nghiệm trực tuyến của người dùng và khiến cho việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế trực tuyến trở nên thuận lợi và chi phí hợp lý hơn bao giờ hết. Có thể nói sự phát triển các kỹ thuật công nghệ ODR trong giai đoạn mới đã và đang đem lại những cơ hội to lớn để cải thiện hoạt động giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại quốc tế đã đem lại công lý với chi phí hợp lý và tốc độ nhanh chóng. 

Bên cạnh những tiềm năng mà ứng dụng ODR mang đến cũng còn một số hạn chế và rủi ro. Ví dụ như dịch vụ chuyển tự động âm thanh thành chữ trực tuyến, dịch trực tuyến, dịch vụ lưu trữ tài liệu trực tuyến vẫn còn đắt đỏ và hầu như độc quyền bởi nhóm một vài nhà cung cấp trên thế giới.

Về an ninh, tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng đồng nghĩa với việc mở ra những lỗ hổng lớn về an ninh mạng và có nguy cơ xâm phạm đến quyền riêng tư và bảo mật của các bên. Trong khi đó, chi phí để che chắn những lỗ hổng an ninh này là rất lớn.

 

Hạn chế

Hạn chế khá lớn bởi khả năng lắng nghe, thấu hiểu các bên do thiếu sự tiếp xúc trực tiếp của hòa giải viên với các bên tranh chấp, và giữa các bên tranh chấp với nhau. Vì vậy, với những tranh chấp phức tạp và giá trị lớn, nhiều tầng nội dung và và đa lợi ích, ODR chưa thực sự được coi là phù hợp.

 

>> Nhà nước tự làm khó mình trong Nghị định 28/2021/NĐ-CP về cơ chế quản lý tài chính dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP)

Hy vọng bài viết trên đây giúp thấy được những tiềm năng và hạn chế trong việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế trực tuyến trong thời đại Covid 19 mà trung tâm trọng tài quốc tế đã đưa ra trên nền tảng ứng dụng ODR. Và hãy theo dõi để chúng tôi cung cấp và cập nhật cho bạn những thông tin chính xác và hữu ích nhất. 

 

Nguồn: https://www.viac.vn/images/News-and-Events/News/An-pham-covid/Diem-moi.pdf (trang 12-14 và phần thư ngõ)

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *