Giải quyết tranh chấp với trọng tài được đánh giá là linh hoạt hơn so với việc gửi hồ sơ lên tòa án. Ngoài ra, trong các phiên họp giải quyết khi có tranh chấp của trọng tài sẽ không được tổ chức công khai, điều này tạo ưu thế lớn trong việc bảo mật các thông tin kinh doanh khi doanh nghiệp có tranh chấp.
Chính những điều trên đã khiến lựa chọn hình thức trọng tài trong giải quyết khi có tranh chấp ngày càng phổ biến và được tin tưởng. Tuy nhiên, trong giải quyết các tranh chấp bằng hình thức này, đòi hỏi các bên nắm rõ một số điều kiện giải quyết tranh chấp quan trọng sau.
Những điều kiện cần lưu ý khi giải quyết các tranh chấp với trọng tài
- Trong các vụ giải quyết khi có tranh chấp thông qua hình thức trọng tài, thỏa thuận trọng tài đóng vai trò tiên quyết để phát sinh những thẩm quyết giải quyết các tranh chấp của trọng tài. Các thỏa thuận trọng tài không bị giới hạn thiết lập, nghĩa là có thể được lập trước hoặc sau khi có tranh chấp xảy ra.
- Trong một số tình huống, khi các bên đồng ý đưa các tranh chấp ra giải quyết bằng con đường trọng tài, tuy nhiên không có một hình thức trọng tài cụ thể hoặc không thể xác định được tổ chức trọng tài… thì khi tranh chấp xảy ra, các bên vẫn phải thỏa thuận lại về hình thức trọng tài hoặc tổ chức trọng tài cụ thể để giải quyết khi có tranh chấp. Nếu không đi đến thỏa thuận cuối cùng, phía trọng tài sẽ ưu tiên thực hiện theo yêu cầu của nguyên đơn.Do đó, nhằm đảm bảo lợi ích đôi bên, khi đồng ý giải quyết với trong tài, các bền cần thống nhất một hình thức và tổ chức trọng tài cụ thể cũng như minh bạch và đảm bảo tính chuyên nghiệp.
- Trong lĩnh vực thương mại, nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ chỉ được quyền khởi kiện tại Trọng tài nếu được người tiêu dùng chấp thuận hoặc người tiêu dùng có quyền lựa chọn hình thức trọng tài hay tòa án để thụ lý các tranh chấp. Điều này cũng được quy định trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về phương thức trọng tài thì khi xảy ra tranh chấp, người tiêu dùng là cá nhân có quyền lựa chọn phương thức khác nếu không nhất trí phương thức trọng tài. Các bên doanh nghiệp thương mại cần cân nhắc điều này khi chuẩn bị hồ sơ giải quyết các tranh chấp với người tiêu dùng.
- Đối với những trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài nhưng mất đi mất năng lực hành vi, thì thoả thuận trọng tài vẫn sẽ được tiếp tục, hiệu lực của nó sẽ áp dụng cho người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của cá nhân bị ảnh hưởng trên, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
- Đối với các doanh nghiệp sau khi đồng ý với thỏa thuận trọng tài nhưng sau đó chẳng may phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Trên đây là một số điều kiện mà doanh nghiệp cần lưu ý khi giải quyết khi có tranh chấp với hình thức trọng tại. Trên thực tế có thể xuất hiện một số tình huống khác, các doanh nghiệp có thể tham khảo các điều khoản mẫu của cơ quan trọng tài hoặc liên hệ tới Viện trọng tài Quốc tế Việt Nam qua số hotline: +84-28-38232648 hoặc qua email: admin@viarb.vn