LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

trong-tai-thuong-mai

Vai trò của trọng tài trong giải quyết tranh chấp được thừa nhận khá sớm ở Việt Nam. Ở nước ta, quá trình hình thành và phát triển của trọng tài thương mại được thể hiện qua ba giai đoạn.

Giai đoạn sơ khai của trọng tài thương mại (trước năm 2003)

Trọng tài đã từng được thừa nhận trong pháp luật An Nam cuối thế kỷ XIX. Vào ngày 8/7/1989 Toà Thượng thẩm Sài Gòn đã ra quyết định công nhận thoả thuận về việc lựa chọn một chuyên gia nước ngoài làm trọng tài trong một vụ tranh chấp đất đai giữa Dương Thị Lành và Võ Văn Thụ. Ngoài ra, các quy tắc về trọng tài đã trở thành một phần của các Bộ luật Tố tụng dân sự được ban hành ở ba miền của Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX và trong 3 thập kỷ đầu của thế kỷ XX.

Sau 1954, tại miền Bắc Việt Nam, vào năm 1963 và 1964, Hội đồng Trọng tài Ngoại thương và Hội đồng Trọng tài Hàng hải đã được thành lập để phục vụ cho mối quan hệ với khối xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, một hệ thống “trọng tài kinh tế” đã được thiết lập. Tuy nhiên, hệ thống đó không thực sự là “trọng tài” bởi đó chỉ là một loại cơ quan hành chính Nhà nước để giải quyết các tranh chấp kinh tế giữa các doanh nghiệp nhà nước. Đến năm 1994, trọng tài kinh tế được huỷ bỏ và thay vào đó, Chính phủ ban hành Nghị định 116-CP cho phép thành lập “Trung tâm trọng tài kinh tế”. Đây là văn bản đầu tiên thừa nhận loại hình trọng tài hiện đại. Đến năm 1995, Việt Nam đã gia nhập Công ước New York. Tuy nhiên, mô hình trọng tài chưa thực sự đạt được những thành tựu đáng kể trên hành trình tiếp cận những chuẩn mực của trọng tài hiện đại.

trong-tai-thuong-mai

Giai đoạn chuyển tiếp (năm 2003 – 2010)

Năm 2003, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Trọng tài Thương mại, đánh dấu một bước phát triển mới của pháp luật trọng tài ở nước ta. Mặc dù có nhiều điểm tiến bộ nhưng qua sáu năm áp dụng, Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003 đã bộc lộ một số bất cập như: phạm vi tranh chấp không rõ ràng; hiệu lực pháp lý của PQTT không rành mạch hoặc sự hỗ trợ của toà án trong việc thu thập chứng cứ chưa hiệu quả. Đặc biệt, Pháp lệnh hạn chế, không cho phép chỉ định trọng tài nước ngoài đối với việc giải quyết tranh chấp thương mại tại Việt Nam. Điều này gây ra bất lợi rất lớn trong việc đưa Việt Nam trở thành một địa điểm trọng tài và làm các bên tranh chấp quốc tế không có niềm tin vào tính trung lập, linh hoạt và tôn trọng quyền lựa chọn của các bên tranh chấp, vốn là các đặc điểm ưu việt lớn nhất của trọng tài.

trong-tai-thuong-mai

Giai đoạn hội nhập (2010 – nay)

Năm 2010, Quốc hội thông qua Luật LTTTM, đánh dấu một giai đoạn mới của pháp luật về trọng tài ở Việt Nam. LTTTM đã khắc phục những thiếu sót của Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003, cụ thể luật có sự phân định rõ ràng về phạm vi thẩm quyền của trọng tài đối với các tranh chấp thương mại, xác định rõ mối quan hệ giữa trọng tài với toà án trong quá trình giải quyết tranh chấp, cho phép các bên lựa chọn trọng tài viên nước ngoài, lựa chọn người đại diện cho mình không phụ thuộc vào việc người đó có chứng chỉ hành nghề tại Việt Nam hay không, và lần đầu tiên luật có điều khoản bảo vệ người tiêu dùng trong việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp, v.v. Từ đó, LTTTM bảo đảm sự tương thích giữa các văn bản pháp luật hiện hành, tăng tính khả thi áp dụng các quy định này trong thực tế và tiến đến gần hơn các tiêu chuẩn quốc tế.
.
Năm 2014, LTTTM được bổ sung làm rõ bằng một văn bản quan trọng là Nghị quyết 01/2014. Nghị quyết 01/2014 được đánh giá là chứa đựng nhiều quy định mới, cập nhật, phù hợp với thực tiễn quốc tế cũng như Luật Mẫu, làm giảm bớt một số cách giải thích sai lệch về LTTTM của một số tòa án và giúp cải thiện đáng kể hoạt động hỗ trợ hoạt động trọng tài của tòa án.

Trên đây là khái quát lịch sử trọng tài thương mại tại Việt Nam. Để biết thêm thông tin chi tiết, quý khán giả vui lòng truy cập tại đây.

Đọc thêm: TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *