Đánh giá về các vai trò của trọng tài thư ký quốc tế

nghiệp vụ thư ký toà án

Thư ký tòa án nắm những vai trò riêng trong việc giải quyết các tranh chấp của vụ án. Tuy nhiên những vai trò này có thật sự cần thiết hay không?

Cùng tìm hiểu những đánh giá về nghiệp vụ thư ký tòa án. Để có thể nắm rõ được chi tiết các nhận định về vai trò của thư ký trong việc xét xử các vụ án.

 

Đánh giá vai trò nhiệm vụ của thư ký tòa án về lĩnh vực hành chính

Nhiều trọng tài viên  đã sử dụng thư ký ngoài lĩnh vực hành chính đơn thuần  để họ có thể thực hiện đầy đủ các chức năng của mình. Đây được đánh giá là lợi ích tối đa thu được từ việc bổ nhiệm thư ký trọng tài.

Thế nên, việc loại bỏ các vấn đề liên quan đến hành chính sẽ làm hạn chế chức năng trong việc bổ nhiệm một thư ký. Tuy nhiên, trọng tài viên vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong giải quyết vụ án. Tất cả các hoạt động của thư ký phải luôn được trọng tài hướng dẫn và giám sát chặt chẽ.

Trong mỗi vụ án, trọng tài sẽ quyết định nhiệm vụ và trách nhiệm của thư ký trọng tài. Tuỳ vào kinh nghiệm chuyên môn, cũng như cụ thể tình huống mà các nhiệm vụ được giao sẽ khác nhau. Một trọng tài kém về chuyên môn sẽ đưa ra đến các phán quyết sai về nhiệm vụ cần được giao cho thư ký trọng tài.

 

Những vai trò của thư ký tòa án trọng tài quốc tế

 

Đánh giá cụ thể về nhiệm vụ của thư ký tòa án

Dưới đây là đánh giá chi tiết 10 nhiệm vụ cụ thể của nhiệm vụ của thư ký toà án:

– Thư ký trọng tài sẽ thực hiện một số vấn đề hành chính khi không có mặt của tổ chức. Những vấn đề được thực hiện bao gồm: việc điều phối các khoản quỹ, chuẩn bị các tuyên bố của ủy ban trọng tài về phí và chi phí, các vấn đề về liên quan đến lệ phí của tòa án và việc sắp xếp lại các ý kiến, thủ tục và quyết định của quan tòa cho các bên.

– Liên lạc với tổ chức trọng tài và các bên tham gia. Đây là hoạt động được xem như một đầu mối liên hệ cho các bên. Thư ký trọng tài có thể xúc tiến việc giải quyết các vấn đề về thủ tục hoặc hành chính mà không cần phải liên quan đến ủy ban trọng tài.

– Tổ chức các cuộc họp và phiên toà. Thư ký có trách nhiệm điều phối và tổ chức các cuộc họp và phiên toà. Đây là nhiệm vụ phù hợp để ủy quyền cho thư ký trọng tài.

– Xử lý thư, ý kiến, bằng chứng thay cho hội đồng trọng tài. Thư ký có thể giúp trọng tài trong việc xử lý sắp xếp thư từ, ý kiến và bằng chứng được truyền đi, dù là thư  điện tử hay thư được gửi trực tiếp.

– Nghiên cứu các câu hỏi liên quan đến luật. Đây là hoạt động để kiểm tra tính pháp lý của các cơ quan chức năng do các bên các bên có ý kiến trình tòa.

– Nghiên cứu các câu hỏi liên quan đến bằng chứng và lời khai của nhân chứng. Tất cả các chứng cứ, tài liệu cần được trọng tài viên xem xét. Tuy nhiên nhờ sự hỗ trợ của thư ký mà các chứng cứ, nhân chứng cung cấp lời khai được tổng hợp chặt chẽ.

– Soạn thảo trình tự tố tụng và các văn bản tương tự. Hầu hết trình tự và các văn bản đều là tài liệu ngắn cho nên được thư ký soạn thảo. Việc này tùy thuộc vào việc xem xét và phê duyệt của trọng tài.

– Xem xét các ý kiến trình toà và các bằng chứng, đồng thời soạn thảo trình tự cho thời gian cho phiên xét xử.  Các tình huống tranh chấp sẽ được thư ký tóm tắt và xem xét các ý kiến trình toà, cũng như bằng chứng  của các bên. Để quy trình xét xử được diễn ra hiệu quả.

– Tham dự các cuộc thảo luận của ủy ban trọng tài. Quá trình thảo luận, thư ký sẽ ghi lại phân tích của các thành viên trong hội đồng trọng tài.

– Soạn thảo các phần quyết định của toà án. Việc soạn thảo các phán quyết tốn nhiều thời gian đối với một trọng tài. Để hỗ trợ, một thư ký trọng tài được sử dụng để chuẩn bị các soạn thảo các quyết định mà trọng tài đưa ra.

CƠ HỘI NÀO CHO SINH VIÊN LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Trên đây là toàn bộ những đánh giá về nghiệp vụ của thư ký toà án. Qua đó có thể thấy được chức năng, nhiệm vụ của thư ký trong việc giải quyết vụ án là hết sự quan trọng và cần thiết. 

Nguồn: YOUNG ICCA GUIDE ON ARBITRAL SECRETARIES ( article 3, page 11-15)

 

2 thoughts on “Đánh giá về các vai trò của trọng tài thư ký quốc tế

  1. Pingback: Làm thế nào để có được công việc trong trọng tài thương mại quốc tế - Viện Trọng Tài Quốc Tế Việt Nam

  2. Pingback: Những vai trò của thư ký tòa án trọng tài quốc tế - Viện Trọng Tài Quốc Tế Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *