CƠ CHẾ PHÁP LÝ TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI QUỐC TẾ

trong-tai-quoc-te

Trọng tài quốc tế được hiểu là một phương thức dùng để giải quyết các tranh chấp thương mại được các bên thỏa thuận với nhau và có yếu tố nước ngoài.

Trọng tài quốc tế cũng có hai hình thức bao gồm: trọng tài thương mại và trọng tài thường trực.

Tuy nhiên, vì nó có yếu tố nước ngoài nên các cơ chế pháp lý dùng để giải quyết tranh chấp của nó cũng rộng hơn, bao gồm: các điều ước quốc tế, tập quán thương mại và pháp luật quốc gia.

Điều ước quốc tế trong cơ chế giải quyết bằng trọng tài quốc tế

Có thể kể đến như: Hiệp định, Hiệp ước, Nghị định thư,… được các quốc gia và các chủ thể khác tham gia xây dựng, ký kết, đảm bảo và công nhận giữa các quốc gia thành viên. Các điều ước này không có giá trị pháp lý bắt buộc đối với các quan hệ trong thương mại quốc tế nếu chưa được quốc gia đó phê chuẩn.

Trong lĩnh vực mua bán hàng hóa có hai loại điều ước quốc tế:

Loại điều ước quốc tế nêu các nguyên tắc chung dùng để làm cơ sở cho hoạt động thương mại. Nó chỉ đề ra các nguyên tắc mang tính chất định hướng, chỉ đạo.

Ngoài ra, điều ước quốc tế thứ hai là loại dùng để điều chỉnh trực tiếp tới các vấn đề liên quan đến quyền hạn, trách nhiệm và cả nghĩa vụ đối với các bên tham gia ký kết và thực hiện hợp đồng.

trong-tai-quoc-te

Tập quán thương mại trong cơ chế giải quyết bằng trọng tài quốc tế

Nó là những quy tắc xử sự, những thói quen thương mại đã được áp dụng thường xuyên, phổ biến và liên tục trong một thời gian dài. Tuy nhiên, nó cũng cần phải có nội dung rõ ràng để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên. Tập quán thương mại sẽ chỉ có giá trị pháp lý và hiệu lực khi các chủ thể thỏa thuận, quy định hoặc được dẫn chiếu trong hợp đồng.

Tại Điều 135 quy tắc ICC cũng đã quy định rõ vấn đề áp dụng này đối với các trọng tài khi tham gia giải quyết tranh chấp.

Ngoài ra, các trọng tài quốc tế cũng cần lưu ý tới các án lệ. Tại một số nước, nó cũng được coi là quy tắc xét xử hình thành từ thực tiễn xét xử.

Pháp luật quốc gia

Luật quốc gia trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế đóng một vai trò khá quan trọng. Luật quốc gia có thể trở thành nguồn luật được áp dụng trong các trường hợp:

  Các bên tham gia ký kết đã thoả thuận tại các điều khoản luật áp dụng trong hợp đồng về thỏa thuận chọn luật của một bên dùng để điều chỉnh hợp đồng.

  Khi các điều khoản về luật dùng để áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế không có trong quy định của các điều ước quốc tế liên quan.

trong-tai-quoc-te

Lưu ý rằng, chỉ những quy định liên quan tới thương mại quốc tế mới được áp dụng. Các bên khi sử dụng luật của quốc gia cần nắm rõ được luật của nước mình cũng như của các nước khác trong quan hệ với hợp đồng để đảm bảo quyền và lợi ích của mình.

Luật Thương mại 2005 của nước ta đã ra đời và tạo một hành lang pháp lý vững chãi cho các thương nhận Việt Nam trong hoạt động thương mại về kinh doanh quốc tế.

Các trọng tài quốc tế thương mại cần nắm rõ các vấn đề pháp lý liên quan để giải quyết tranh chấp đảm bảo cả về quyền và lợi ích của các bên tham gia cũng như sự công bằng, văn minh của hình thức giải quyết này.

Pháp luật là một lĩnh vực đòi hỏi cả về kinh nghiệm cũng như sự hiểu biết để các bên tham gia tranh chấp mới có thể đảm bảo được quyền lợi của mình, tránh được các rủi ro không đáng có. Bên cạnh đó, trọng tài quốc tế cũng cần hiểu rõ và nhìn nhận vấn đề xung quanh pháp lý để đảm bảo sự công bằng cho các bên. VIArb với đội ngũ trọng tài kinh nghiệm hàng đầu trong nước và quốc tế sẽ là hướng đi đứng đắn đồng hành cùng bạn trên con đường trở thành một trọng tài quốc tế chuyên nghiệp, am hiểu luật pháp.

Hãy liên hệ với chúng tôi qua website https://viarb.vn/ hoặc hotline 0-28-38232648.

 

Tài liệu tham khảo

  1. Điều 135 quy tắc ICC

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *