Áp dụng các quy tắc và luật trọng tài thương mại giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài

Luật trọng tài thương mại

Trọng tài thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp rất mềm dẻo ở nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, cũng chính tính mềm dẻo này lại đặt ra các vấn đề về luật trọng tài thương mại áp dụng đối với thỏa thuận trọng tài trong nước, tập quán và các quy tắc pháp luật thương mại quốc tế,… Việc phân loại những trường hợp, hay những nội dung mà các bên có thể thỏa thuận chọn luật áp dụng với những nội dung mà các bên không thể chọn luật áp dụng cũng đáng được lưu tâm. 

Bài viết cung cấp thông tin về áp dụng các quy tắc và luật trong tài thương mại nhằm giải quyết các tranh chấp mang yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin về vấn đề thực trạng giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài trong luật trọng tài thương mại được tham khảo và tổng hợp bởi tham luận của Dương Văn Chính – Phó Chánh án Tòa án Hải Phòng.

 

Áp dụng luật trọng tài thương mại và một số luật thương mại liên quan

Trong quy định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh các mối quan hệ hợp đồng đảm bảo quyền tự do hợp đồng, kinh doanh sẽ được điều chỉnh bởi các luật liên quan như: Luật đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu, Luật Hàng hải, Luật Thương mại, Luật Dân sự,… cũng như các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành (Ví dụ: Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư năm 2014, Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 hướng dẫn Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi; Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2014 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng; Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 quy định về kinh doanh dịch vụ logistics,…).

Ngoài ra, việc điều chỉnh các mối quan hệ hợp đồng còn do các văn bản pháp luật do Quốc hội và các cơ quan trung ương trên nhiều lĩnh vực hoạt động chi phối. Điều này sẽ tạo ra hành lang pháp lý nhằm thực hiện quyền, nghĩa vụ của các bên giao kết, chủ động và thống nhất áp dụng pháp luật của Tòa án, Luật trọng tài thương mại khi thụ lý cũng như trong quá trình giải quyết các tranh chấp thương mại.

 

>> Vai trò của Quantum Expert trong Thương mại quốc tế

Áp dụng Incoterm dưới góc độ luật trọng tài thương mại

Incoterm là các điều khoản trong lĩnh vực thương mại được công nhận và áp dụng rộng rãi, đặc biệt là trong các hợp đồng mua bán quốc tế. Bộ quy tắc Incoterm sẽ được sử dụng bằng cách dẫn chiếu như: “FCA 38 Cours Albert 1er, Paris, France Incoterms® 2010”. Ngoài ra, Incoterm sẽ được điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp với những sự thay đổi trong thương mại quốc tế. 

Tuy không phải là một yếu tố bắt buộc trong hợp đồng mua bán quốc tế và luật trọng tài thương mại, nhưng việc dẫn chiếu đến Incoterms sẽ phân định rõ ràng nghĩa vụ tương ứng của các bên, làm giảm nguy cơ rắc rối có thể gặp phải về mặt pháp lý. Chính vì thế mà các bên tham gia giao dịch TMQT cần phải nắm rất rõ đặc điểm sử dụng của Incoterms để thông qua đó tự bảo vệ mình và có những ứng xử thích hợp khi xảy ra tranh chấp.

 

>> Thực tiễn thi hành luật trọng tài trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế Việt Nam (p2)

Áp dụng Công ước Viên 1980 – CISG

Công ước viên 1980 đã trở thành quy tắc có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động mua bán hàng hóa giữa thương nhân Việt Nam với các đối tác tới từ các quốc gia thành viên khác. Điều này còn giúp tăng cường sự hội nhập của Việt Nam khi tham gia vào các điều ước quốc tế về thương mại, giúp các doanh nghiệp nước ta tiết kiệm chi phí và thời gian đàm phán các điều khoản về hợp đồng.

Khi áp dụng CISG, các thương nhân có thể dễ dàng tìm hiểu trên các cơ sở dữ liệu phong phú về CISG, tránh được các quy phạm xung đột trong tư pháp quốc tế sử dụng cho hợp đồng thương mại và sự thống nhất với luật trọng tài thương mại. Hơn nữa, đây còn là việc đi đến sự lựa chọn một nguồn luật để giải quyết các tranh chấp có liên quan.

Trên đây là những thông tin khái quát nhất về vấn đề áp dụng pháp luật  trong nước, tập quán, quy tắc và luật trọng tài thương mại quốc tế để giải quyết vụ án có yếu tố nước ngoài. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho bạn trong lĩnh vực áp dụng pháp luật thương mại quốc tế và trong nước.

 

Source: https://haiphong.toaan.gov.vn/webcenter/portal/haiphong/chitiettin?dDocName=TAND144582

 

 

 

4 thoughts on “Áp dụng các quy tắc và luật trọng tài thương mại giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài

  1. Pingback: Vấn đề về Luật áp dụng trong Trọng tài thương mại  - Viện Trọng Tài Quốc Tế Việt Nam

  2. Pingback: Vai trò của Quantum Expert trong Thương mại quốc tế - Viện Trọng Tài Quốc Tế Việt Nam

  3. Pingback: Nhà nước tự làm khó mình trong Nghị định 28/2021/NĐ-CP về cơ chế quản lý tài chính dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) - Viện Trọng Tài Quốc Tế Việt Nam

  4. Pingback: Việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế trong TMĐT khối ASean 2021  - Viện Trọng Tài Quốc Tế Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *