5 LỢI ÍCH CỦA TRỌNG TÀI SO VỚI CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KHÁC

giai-quyet-tranh-chap

Trong các phương thức giải quyết tranh chấp ADR, trọng tài quốc tế là phương thức được ưa chuộng nhất hiện nay nhờ vào 5 lợi ích vô cùng nổi bật sau.

  • Tính trung lập so với các phương thức giải quyết tranh chấp khác

Khi một trong quan hệ thương mại quốc tế xảy ra tranh chấp đến mức không thể thương lượng được thì các bên ít khi chấp nhận giải quyết tranh chấp tại toà án quốc gia của bên còn lại. Các bên có lý do để nghi ngờ rằng toà án thuộc quốc gia của bên đối diện sẽ tạo điều kiện, lợi thế và/hoặc thiên vị cho bên đó.

Vì vậy, việc lựa chọn giải quyết tranh chấp tại trọng tài, với chức năng tương đương nhưng hoạt động độc lập với hệ thống chính trị của các quốc gia liên quan, sẽ đảm bảo tính trung lập trong quá trình thu thập chứng cứ, xét xử và ra phán quyết. Đây cũng là lý do mà địa điểm trọng tài thường được các bên chọn là một địa điểm trung lập.

giai-quyet-tranh-chap

  • Tính linh hoạt 

Các bên tranh chấp cùng có thể cùng chuẩn bị một quy trình và thời hạn tố tụng phù hợp cho các bên và theo từng tranh chấp. Nếu các bên đồng ý, việc giải quyết tranh chấp có thể được giải quyết hoàn toàn trên cơ sở tài liệu mà các bên đã cung cấp mà không cần tổ chức xét xử. Hội đồng tranh chấp sẽ xem xét, đánh giá và ra phán quyết cho vụ án trên cơ sở tài liệu, chứng cứ và các bản luận cứ, bản tự bảo vệ, quan điểm tranh luận của các bên.

Tuy nhiên, nếu một bên không đồng ý, phiên xét xử sẽ vẫn phải diễn ra. Phiên xét xử có thể diễn ra nhanh gọn trong một buổi nhưng cũng có thể kéo dài nhiều ngày tuỳ thuộc độ phức tạp của tranh chấp và khối lượng chứng cứ cần xem xét.

Việc xét xử của hội đồng trọng tài diễn ra tại địa điểm và thời điểm mà các bên thống nhất hoặc theo quyết định của Hội đồng tranh chấp nếu các bên không thống nhất được, còn tố tụng tại toà án quốc gia thông thường được tiến hành theo sắp xếp của cơ quan toà án mà các bên liên quan không được linh hoạt điều chỉnh.

Các bên còn có thể tùy chọn sử dụng ngôn ngữ, pháp luật, kể cả luật thương mại quốc tế. Ở Tòa án quốc gia, các bên phải sử dụng ngôn ngữ theo quy định pháp luật về xét xử tại tòa án của quốc gia đó.

  • Phương thức giải quyết tranh chấp trọng tài có tính bảo mật cao

Các vụ án thường được tòa xét xử công khai, bao gồm cả nội dung bản án cũng được công khai sau khi quá trình tố tụng kết thúc.

Trái lại, toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được bảo mật. Đây là nguyên tắc chung của tố tụng trọng tài để đảm bảo quyền bảo mật thông tin cho các bên. Chỉ các bên tranh chấp, hội đồng trọng tài và các chuyên gia được tham gia quá trình giải quyết tranh chấp, trừ khi các bên thoả thuận khác. Các bên tham gia tố tụng trọng tài cũng chỉ được tiếp cận hồ sơ vụ án với mục đích giải quyết tranh chấp trong vụ án đó mà không được công bố cho bên thứ ba nào khác hay sử dụng cho mục đích khác.

giai-quyet-tranh-chap

  • Tính chuyên môn cao 

Thẩm phán giải quyết tranh chấp tại toà án là chuyên gia về pháp luật, tuy nhiên thẩm phán khó có thể am hiểu mọi lĩnh vực kinh tế. Trọng tài viên giải quyết tranh chấp tại trọng tài được các bên chỉ định hoặc do người có thẩm quyền chỉ định hoàn toàn có thể là chuyên gia có kinh nghiệm thực tế, được đào tạo trong một chuyên ngành cụ thể phù hợp nhất với tranh chấp và có đủ kiến thức pháp luật liên quan để hiểu rõ nội dung hợp đồng. Do đó, các bên tranh chấp sẽ không phải mất nhiều thời gian để giải thích về thực tiễn vận hành trong ngành hay các thuật ngữ chuyên ngành. Nhờ đó, quá trình xét xử nhanh chóng hơn, phán quyết cũng công bằng hơn cho các bên.

  • Tính đại diện 

Trong tố tụng tại trọng tài, các bên có thể sử dụng luật sư hoặc đại diện pháp luật đến từ bất kỳ quốc gia nào. Tuy nhiên, trong tố tụng tại toà án, các bên thường phải thuê luật sư của nước sở tại (thậm chí là của bang nơi có trụ sở của Tòa án) để tư vấn và đại diện trong quá trình tố tụng. Quyền lựa chọn người đại diện và bảo vệ cho mình phù hợp với nhu cầu mỗi bên tranh chấp là một quyền rất quan trọng thể hiện tính ưu việt của trọng tài.

Với 5 lợi ích vô cùng nổi bật trên, lựa chọn phương thức trọng tài trong giải quyết tranh chấp ngày càng trở nên phổ biến và được ưa chuộng trong các tranh chấp thương mại quốc tế hiện nay.

Đọc thêm: QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ CỦA HÒA GIẢI VIÊN KHI GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *